Trong kinh doanh, và cả trong cuộc sống, có 3 cách cơ bản để lấy thông tin: hỏi, quan sát, và thử nghiệm. Hỏi, thông qua interview hay survey, đã từng là một phương pháp nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng thông dụng. Nhưng hiện nay đã mất dần vị trí do tính thiếu chính xác của nó. Giả sử bạn muốn biết 1 người nào đó có phải là người tốt hay không, bạn hỏi người đó “bạn có phải là người tốt hay không?” Họ trả lời “tôi là người tốt.” Vậy người đó có phải là người tốt hay không?
Có 1 số vấn đề với phương pháp này:
1. Người hỏi và người trả lời có thể có 2 định nghĩa khác nhau về “người tốt” nên người trả lời không thể trả lời đúng ý của người hỏi.
2. Người trả lời không nhớ được tất cả những gì mình đã làm nên không thể trả lời chính xác được là họ có tốt hay không
3. Người trả lời muốn mọi người nghĩ rằng mình là người tốt nên trả lời “tôi là người tốt” mặc dù họ biết họ không phải.
Vì những vấn đề này nên các phương pháp hỏi như interview và survey dần dần mất đi chỗ đứng trong việc lấy thông tin trong kinh doanh. Thay vào đó, các phương pháp quan sát đang được sử dụng nhiều để lấy thông tin. Muốn biết một người có phải là người tốt hay không, chúng ta có thể quan sát hành động của họ: họ đối xử với những người xung quanh thế nào? họ có tham lam hay không? họ có hay nói xấu người khác hay không? …
Phương pháp quan sát được sử dụng rất nhiều trong môi trường digital vì gần như chúng ta có thể quan sát được hết hành vi của khách hàng trên môi trường digital. Tuy nhiên phương pháp này có một số khó khăn như sau:
1. Nhiều hành vi phải mất rất nhiều thời gian mới quan sát được
2. Việc giải thích những gì quan sát được không phải là dễ vì một hành vi có thể được hình thành từ các động cơ và lý do khác nhau. Ví dụ chúng ta quan sát thấy một người lượm của rơi ngoài đường. Có thể đó là do tham lam, có thể là họ có lòng tốt đưa về các nơi lost and found.
Để giải quyết 2 trở ngại trên thì chúng ta có 2 phương pháp: sử dụng các mô hình toán để giải quyết hoặc sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ 3, thử nghiệm.
Trong phương pháp thử nghiệm, chúng ta thiết kế thử nghiệm sao cho tất cả các yếu tố ngoại lai đều bị triệt tiêu hoặc kiểm soát, do đó sự khác biệt mà chúng ta quan sát được chính là điều chúng ta muốn quan sát. Ví dụ như muốn biết ai là người tốt, chúng ta sắp họ vào một thử nghiệm trong đó họ nhìn thấy một món đồ mắc tiền bị đánh rơi, sau đó họ sẽ đi ngang qua 1 thùng lost and found. Chúng ta sẽ quan sát được 3 nhóm người: người làm lơ, người nhặt lên và giữ làm của riêng, người nhặt lên và sau đó bỏ vào thùng lost and found.
Do đặc tính ưu việt này, phương pháp thử nghiệm được sử dụng trong hơn 60% nghiên cứu ngành Marketing, nhất là trong Consumer Behaviors (>90%). Phương pháp quan sát chiếm hơn 30%. Còn interview và survey chỉ chiếm tầm dưới 10%.
Mình có sử dụng phương pháp thử nghiệm để thu thập thông tin trên Facebook của mình ví dụ như sự khác biệt trong hành vi của những người ủng hộ giáo dục khai phóng và những người chống giáo dục khai phóng, những người ghét Vinfast và những người thích Vinfast, những người ủng hộ Zelensky và những người không thích Zelensky, những người sùng bái phương Tây và những người không sùng bái phương Tây, những người khai phóng và những người không khai phóng, … Các bạn có thể xem comments của những người này trong các posts của mình để tự đánh giá và nhận xét. Tất nhiên nếu được hỏi thì tất cả những bạn này đều cho mình là người tốt
Vài ngày tới, mình sẽ mở lớp Consumer Behaviors. Nếu bạn quan tâm xin vui lòng xem tại đây.