Gmartek

Làm Growth Hacking khác với Phát Triển Bình Thường như thế nào?

Trong khóa Growth Analytics (Growth Hacking) trước, có một câu hỏi khá thú vị đến từ một bạn học viên mà mình cho rằng nhiều bạn cũng sẽ có cùng thắc mắc, hỏi rằng nếu một công ty truyền thống, chưa có hệ thống database siêu to khổng lồ như các công ty công nghệ thì có ứng dụng Growth Frameworks để tăng trưởng nhanh chóng được không?

Trước tiên hãy cùng mình tìm hiểu một trong những Growth process đơn giản và phổ biến nhất để giúp mọi người có thể hình dung được Growth planner phải làm gì, G.R.O.W.S process:

G – Gather Ideas: Xác định vấn đề cần giải quyết, tìm hiểu về insights, xác định Source of Growth và brainstorm các ý tưởng, giải pháp.

R – Rank Ideas: Vì nguồn lực luôn có giới hạn nên cần sắp xếp các giải p háp theo thứ tự ưu tiên về nguồn lực, quy mô, độ hiệu quả, ROI…

O – Outline Experiments: Không có gì trên đời là chắc ăn 100% nên sau khi chọn giải pháp thì bước tiếp theo chúng ta cần chọn các success metrics để đo lường hiệu quả và thiết kế kế hoạch thử nghiệm trước khi triển khai trên quy mô lớn hơn.

W – Work work work: Lên kế hoạch xong rồi thì thực thi thôi, giai đoạn này cần phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan và theo dõi các chỉ số đo lường.

S – Study (and Implement) outcome: Đây là bước quan trọng nhất, dựa trên kết thực tế thu được, chúng ta sẽ có thêm insights để ra các quyết định điều chỉnh và tối ưu các giải pháp.

Cứ đi hết process này thì sẽ hoàn thành 1 cycle, hay còn gọi là feedback loop, sau đó quá trình này sẽ quay lại bước đầu tiên. Thoạt nhìn thì process này cũng không có gì đặc biệt, cũng chỉ như các problem solving process khác mà thôi, nhưng có 2 điểm giúp các Growth Planner có thể hack speed được là:

Feedback loop cực ngắn: với cách tiếp cận truyền thống, một campaign thường kéo dài từ 1-3 tháng, feedback loop nhanh nhất thường cũng mất đến ít nhất 1 tháng để có thể thu thập đầy đủ thông tin và phản hồi từ thị trường. Còn với Growth, feedback loop được thiết kế để rút ngắn tối đa thời gian, phản hồi có thể được đo lường liên tục và phản ứng theo từng tuần. Thử tưởng tượng chúng ta chỉ có 12 cơ hội để điều chỉnh kế hoạch của mình với cách tiếp cận truyền thống, còn với Growth thì có tới 52 cơ hội để làm chuyện đó, khỏi nói cũng biết bên nào nhanh hơn.

Ra quyết định dựa trên con số: Dễ thấy ở tất cả 5 bước, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, đều có bóng dáng của những con số ở đây. Để có thể ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả, Growth planner không thể dựa trên các insight cảm tính để ra quyết định được, mọi thứ đều cần được xác định trước, đo lường liên tục và đánh giá một cách cụ thể và chính xác nhất.

Như vậy, các bạn cũng hiểu được là hệ thống database đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc cải thiện tốc độ và hiệu quả tăng trưởng. Một hệ thống database được đầu tư một cách chuẩn chỉnh và bài bản luôn là một lợi thế cực kỳ to lớn trong tốc độ và độ chính xác của việc khai thác insights, đo lường chỉ số, và điều chỉnh kế hoạch.

Tuy nhiên, data nhiều nhưng nếu không có cái mình cần hoặc không biết cách để khai thác thì cũng không khác mấy so với chuyện không có data. Với mình data là một công cụ đắc lực, nhưng khả năng sử dụng và khai thác công cụ đó quan trọng hơn cả, thực tế thì ngoại trừ một vài datapoints đặc thù của các ngành công nghệ thì hầu hết các chỉ số đo lường chính mà Growth Frameworks sử dụng cũng không có gì quá ghê gớm, đa số các công ty đều sẵn có, chỉ là chưa được tổng hợp một cách có hệ thống và tự động hóa nó thôi.

Vì vậy không hẳn là vì chưa có một hệ thống database chuẩn chỉnh thì không ứng dụng được các Growth Frameworks. Nếu bạn đang trong tình thế “thiếu data”, thì đừng quá lo lắng, có “hack” được hay không cũng không quan trọng bằng việc có “Grows” được hay không, hãy cứ bắt đầu với những gì mình có trong tay, tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát được, xác định trọng tâm của vấn đề và giải pháp, xác định 1-2 success metrics thật sự cần thiết và có thể đo lường được, thiết lập feedbackloop nhanh nhất có thể và tìm cách dần dần xây dựng và bổ sung các data points còn thiếu sau.

Nếu các bạn có hứng thú với các Growth Frameworks tương tự hãy tìm hiểu chi tiết khóa học Growth Analytics nhé.

Chia sẻ bài viết: