Gmartek

Suy thoái kinh tế và hành động của chúng ta

Suy thoái kinh tế không còn là một khái niệm vỹ mô nữa. Nhiều người đã cảm nhận được nó trong cuộc sống hàng ngày. Phản ứng của mọi người là giảm chi tiêu. Phản ứng của các công ty là cắt giảm chi phí. Đây là một cái vòng lẩn quẩn, càng giảm chi tiêu thì các công ty bị giảm doanh thu phải tiếp tục cắt chi phí, từ đó phải giảm nhân sự và giảm mua đầu vào dẫn đến sức mua tiếp tục giảm, …

Nhưng có một số lĩnh vực lại phát triển nhờ suy thoái. Bên mình bắt đầu nhận được đặt hàng từ các công ty khách hàng làm các dự án tăng hiệu quả kinh doanh a.k.a cắt giảm chi phí nhưng vẫn giữ vững doanh thu. Hoặc có công ty aggressive hơn, giảm chi phí nhưng tăng doanh thu bằng cách tấn công vào thị phần đối thủ đang phải thu hẹp hoạt động.

Nhiều người nghĩ, cắt giảm chi phí là phải đi đôi với giảm doanh thu hay giảm năng lực cạnh tranh. Nhiều công ty cắt giảm chi phí một cách chủ quan dẫn đến giảm doanh thu và giảm năng lực cạnh tranh thật. Nhiều khi đi đến chỗ không gượng lại được sau khi tình hình kinh tế tốt hơn. Nhưng nếu các bạn để ý, sau mỗi đợt suy thoái, một số công ty vùng lên rất mạnh mẽ. Đó là những công ty đã sử dụng thời kỳ kinh tế chững lại để tối ưu hóa hoạt động của họ.

Khi kinh tế phát triển thoải mái, các công ty làm ăn dễ dàng nên kiểu gì cũng phát sinh ra các bộ phận, các hoạt động kinh doanh không hiệu quả cho lắm. Nhưng vì tình hình chung đang thuận lợi nên không ai quan tâm cho lắm. Đến khi kinh tế khó khăn, các công ty được quản lý tốt sẽ bắt đầu rà soát lại các bộ phận, các hoạt động kinh doanh một cách khoa học hơn và tìm cách tối ưu hóa nó. Hoạt động tối ưu hóa này không những làm giảm chi phí mà còn làm tăng hiệu quả cho toàn công ty. Phần lớn các công ty này đều phát triển mạnh mẽ sau suy thoái vì hoạt động của họ đã được tối ưu hóa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh mẽ.

Tất nhiên, việc tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của một công ty phải dựa vào data, được tính toán cẩn thận. Để làm được điều đó, các công ty phải phân tích data của tất cả các bộ phận chức năng và hoạt động kinh doanh của công ty từ Sales đến Marketing, từ Operation đến HR, … cũng như phân tích các môi trường Internal và External, tình hình kinh tế vi mô và vỹ mô.

Tất cả các phân tích này đều được dạy trong lớp Managerial Business Analytics. Giảng viên của lớp, cô Bắc, hiện nay là Senior Finance Manager của tập đoàn Driscoll’s ở Hoa Kỳ. Cô Bắc đang quản lý các team Business Analytics cho tập đoàn ở Hoa Kỳ, Nam Mỹ, và châu Âu.

Chia sẻ bài viết: