McDonald tuy đã xin lỗi vì lấy câu chuyện thương tâm của Mèo Béo để quảng cáo cho sản phẩm của mình, cộng đồng mạng vẫn kêu gọi tẩy chay McDonald.
Đây là một ví dụ cho thấy sự nguy hiểm của đu trend để làm Marketing. Điều làm mình ngạc nhiên là một nhãn hiệu lớn như McDonald lại phạm phải một sai lầm cơ bản như thế. Khi dạy đến bài Social Media Marketing trong lớp Integrated Digital Marketing, mình luôn cho học viên thảo luận về đề tài Branding vs. Trending và đây có lẽ là một trong những đề tài mà học viên thảo luận sôi nổi nhất.
Làm Social Media Marketing thì việc đu trend rất là cám dỗ vì đây là cách tăng traffic và engagement rất nhanh. Tuy nhiên, khi đu trend thì việc làm tổn thương Brand Equity là rất dễ xảy ra. Một thương hiệu muốn xây dựng được Brand Equity thì phải tạo được sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu. Chính hình ảnh nhất quán của thương hiệu đó, khi in sâu vào tâm trí khách hàng sẽ tạo ra Brand Equity.
Trong khi đó, khi bạn đu trend thì rất khó để giữ được hình ảnh nhất quán vì trend thì lúc này lúc khác. Việc chạy theo trend sẽ làm cho hình ảnh thương hiệu bị tổn thương và sẽ trở nên mờ nhạt hoặc khó hiểu đối với khách hàng mục tiêu. Từ đó Brand Equity bị mai một hoặc thậm chí nếu cái trend đó quá phản cảm thì Brand Equity có thể bị tổn thương rất nặng như trong trường hợp McDonald vừa rồi. Giữa traffic + engagement và Brand Equity, tôi chọn Brand Equity every single time.
Tất nhiên là đã làm Social Media Marketing thì khó mà bỏ qua trend. Nhưng khi sử dụng nó, bạn phải cực kỳ cẩn trọng, bạn chỉ nên đu trend khi việc đó phù hợp với Brand Equity của bạn mà thôi.
Thật ngạc nhiên khi một brand lớn như McDonald lại không quản lý được chuyện này. Theo như quan sát của mình thì hiện nay nhân sự làm Marketing ở Việt Nam chú trọng quá nhiều vào kỹ thuật và chiêu trò nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản về Marketing. Cảm giác như có nhiều bạn không được đào tạo bài bản. Về lâu dài sẽ khó vươn lên. Ngay như cái post xin lỗi (hình) cũng phản cảm quá luôn, các bạn này không có kiến thức về Consumer Behaviors và Crisis Management hay sao ấy. Xin lỗi mà làm như quảng cáo đập vô mặt khách hàng.
Nếu quan tâm một chương trình đào tạo bài bản về Marketing ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo khóa Consumer Behaviors tại Gmartek.